Home » » Phim khác của Ghibli (phần 1)

Phim khác của Ghibli (phần 1)

Written By Unknown on Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013 | 08:54

Isao Takahata làm phim hay nhưng buồn muốn chết

 
Isao Takahata làm phim hay nhưng buồn muốn chết

Sau khi giới thiệu về phim của Miyazaki, bạn Rosie có ý muốn tìm hiểu thêm về các phim còn lại của hãng Ghibli. Những tác phẩm này rất hay, nhưng hơi ít tư liệu “ngoài luồng” để người đọc biết thêm về quá trình làm phim. Sau đây là những gì mình thu nhặt được từ đó tới giờ, bạn nào biết thêm thông tin gì thì vui lòng bổ sung nhé.


1. Grave of the Fireflies (Mộ đom đóm), 1988

Vào thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 tại Nhật, sau khi bố gia nhập quân đội và mẹ thiệt mạng vì bom của quân đồng minh, hai anh em Seita và Setsuko dựa vào nhau để sống sót. Nhà phê bình Roger Ebert đưa “Ông hàng xóm Totoro” và “Mộ đom đóm” vào danh sách 100 phim hay nhất mọi thời đại, và tác phẩm cũng nằm trong danh sách những phim chiến tranh hay nhất.
Seita và Setsuko trong “Mộ đom đóm”.
Seita và Setsuko trong “Mộ đom đóm”.

Đây là một phim kinh điển nhưng… buồn kinh khủng; cùng với TotoroSpirited Away, Mộ đom đóm là một đại tuyệt tác của Ghibli. Lúc mới công chiếu, các rạp quyết định bán 1 vé nhưng cho khán giả xem 2 phim: Mộ đom đómTotoro. Họ chiếu Mộ đom đóm trước, rồi khuyên khán giả ở lại xem tiếp Totoro; vì Mộ đom đóm thảm quá, nên các rạp nghĩ rằng sau đó khán giả cần xem một phim vui tươi như Totoro để lấy lại tinh thần (mà đúng vậy thiệt, bạn nào đang tính xem phim này thì hãy chuẩn bị Totoro trước nhé, không là khỏi ăn cơm).
Cảnh bé Setsuko đang đói. Tôi định bụng viết bài giới thiệu phim này nhưng sợ sẽ khóc ướt hết bàn phím nên chưa có đủ can đảm.
Cảnh bé Setsuko đang đói. Tôi định bụng viết bài giới thiệu phim này nhưng sợ sẽ khóc ướt hết bàn phím nên chưa có đủ can đảm.

Mộ đom đóm do Isao Takahata đạo diễn. Isao là người đồng sáng lập nên hãng Ghibli cùng Miyazaki. Tuy thân thiết, nhưng phong cách làm phim của Isao và Miyazaki khác hẳn nhau. Miyazaki thiên về giả tưởng, phép thuật, và trí tưởng tượng; Isao thì theo chủ nghĩa hiện thực. Vì cách làm phim quá thẳng thắn nên một nửa những tác phẩm của Isao khiến dân tình khóc thút thít, nửa còn lại thì người Nhật rất khoái nhưng người nước ngoài thường không hiểu gì hết do không hiểu sâu văn hóa Nhật.

2. Only Yesterday (đây là tựa tiếng Anh phổ biến của phim, theo đúng tiếng Nhật thì hình như nó là “Mưa ký ức”), 1991

Taeko, một nhân viên văn phòng sống ở Tokyo, quyết định làm một chuyến du lịch về miền quê làm nông dân một thời gian nhằm thay đổi không khí. Trong kỳ nghỉ, Taeko bỗng nhớ lại những kỷ niệm lúc còn là cô bé học lớp 5 – lúc bọn con trai cũng khó hiểu y như mấy bài toán.
Taeko thích thú với công việc đồng áng.
Taeko thích thú với công việc đồng áng.

Tác phẩm này cũng do Isao Takahata đạo diễn, và cũng rất cảm động dù nó không buồn. Taeko là hiện thân của một Nhật Bản giằng xé giữa những truyền thống, ký ức xưa cũ và thế giới hiện đại. Nhưng phải gỡ rối các khúc mắc thời thơ ấu thì Taeko mới có thể tiếp tục lựa chọn hướng đi cho mình trong tương lai. Ai cũng nghĩ rằng với nội dung này thì làm phim người đóng cũng được, hoạt hình chi cho mất công vẽ, nhưng Isao cho rằng phải là hoạt hình thì ông mới bộc lộ hết những cảm xúc của nhân vật theo ý ông muốn.
Bé Taeko thời còn học lớp 5 (ngồi ngoài cùng bên phải) cùng chị, mẹ, và bà nội. Đây là cảnh cả nhà ăn dứa rất dễ thương của phim, vì lúc này Nhật bắt đầu nhập khẩu trái cây nên gia đình Taeko đang tò mò trước loại trái cây lạ, muốn ăn thử nhưng không biết… cách gọt.


3. Pom Poko, 1994

Đám chồn Nhật Tanuki có phép biến hình đang bàn cách để chống lại dự án phá rừng xây nhà ở của loài người. Đây là một phim rất Nhật, tràn ngập điển tích điển cố về văn học Nhật, truyện cổ tích Nhật, tranh Nhật, tình hình chính trị (vào thời đó) của Nhật.
Đám chồn Tanuki tụ họp để biến hình và chơi oẳn tù tì.
Đám chồn Tanuki tụ họp để biến hình và chơi oẳn tù tì.

Đây là phim có ít fan quốc tế nhất của Ghibli, bởi nếu không thật sự rành Nhật thì xem sẽ chẳng hiểu; phim này cũng do Isao Takahata đạo diễn nên dù có chút xíu giả tưởng hay phép thuật, nó vẫn vô cùng thực tế. Thực tế đến độ mỗi con chồn đực, ông đều vẽ cho chúng… hai hòn bi, làm khán giả nước ngoài vừa xem bi bự vừa nhột nhột.
Các chàng chồn đực trong phim.


Cảnh mấy chú chồn biến bi thành… dù lượn. Ớ! Ai mà rành về tranh khắc gỗ của danh họa Utagawa Kuniyoshi (1797 – 1862) thì cũng biết rằng ông vẽ đầy cảnh chồn Tanuki biến bi thành lưới bắt cá, thành dù v.v… Nhưng người Nhật xem thì họ hiểu, còn ai không rành thì chỉ có nước ngồi cười trừ.
Cảnh mấy chú chồn biến bi thành… dù lượn. Ớ! Ai mà rành về tranh khắc gỗ của danh họa Utagawa Kuniyoshi (1797 – 1862) thì cũng biết rằng ông vẽ đầy cảnh chồn Tanuki biến bi thành lưới bắt cá, thành dù v.v… Nhưng người Nhật xem thì họ hiểu, còn ai không rành thì chỉ có nước ngồi cười trừ.


Một tác phẩm của Kuniyoshi
Nguồn: Soi.com.vn

(Còn tiếp phần 2)