Home » » Phim của Miyazaki (phần 3)

Phim của Miyazaki (phần 3)

Written By Unknown on Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013 | 09:40

Khi cả mèo hoang cũng có tên trên generic  

 

(Tiếp theo phần 2)

8. Spirited Away, 2001

16 năm sau khi thành lập hãng Ghibli, Miyazaki bắt đầu được khán giả phương Tây chú ý đến (và nhận một Oscar) nhờ Spirited Away. Phim kể về cô bé Chihiro, bố mẹ bé vô tình lạc vào khu vui chơi bị bỏ hoang, xơi nhằm đồ ăn của thần và bị biến thành heo. Thế là bé phải đi kiếm việc làm ở xứ sở tâm linh lắm ma quái đề tìm cách cứu bố mẹ.

Bé Chihiro trong “Spirited Away”.
Bé Chihiro trong “Spirited Away”.

Miyazaki nói: “Tôi biết nhiều bé gái từ khi chúng mới sinh. Chúng là con gái của bạn bè tôi. Sau đó, khi các bé lớn dần đến độ tuổi 10, 12, tôi tự nói nhủ ‘mình có thể giữ khoảng cách với các bé rồi, chúng sẽ biến thành thiếu nữ và mình chẳng còn là ông cậu Miyazaki nữa.’ Rồi tôi nghĩ đến việc sau này các bé sẽ sinh sống ra sao, nên tôi làm Spirited Away như một món quà cho những bé gái ấy.”
“Nhưng Spirited Away là một phim khó làm, tôi giải thích với nhà sản xuất Suzuki của mình, ‘Tớ nghĩ tớ có thể dựng câu chuyện như thế này, với kết thúc này.’ Nhưng Suzuki lại nói ‘À, cái đó sẽ tốn 3 tiếng. Tớ chẳng muốn sản xuất một phim dài 3 tiếng đâu’”.
“Tôi nghĩ lại ‘Ok, sẽ làm phim ngắn hơn’ rồi có nhân vật No Face (vô diện) ở đó – nhân vật này tình cờ xuất hiện trong nội dung phim. Thế là chúng tôi quyết định ‘Xài nhân vật No Face đi’”.
Nhân vật No Face trong một cảnh của phim.
Nhân vật No Face trong một cảnh của phim.

Nhưng phim còn nhà tắm công cộng, bà chủ già, và các vị thần… tôi thích những thế giới như thế. Chúng thật cuốn hút, chúng có chiều sâu và có nhiều loại người sinh sống. Đây không phải là một thế giới nhỏ, nó rộng lớn; tại đó, thật bình thường nếu một vùng biển đột nhiên xuất hiện chỉ vì hôm qua trời đổ mưa… Spirited Away là một quá trình lao động khổ cực, chăm sóc dài hơi; và tôi chẳng hiểu tại sao mình lại đi làm mấy cái chuyện này!” (Cười)
 
9. Howl’s moving Castle, 2004 (Lâu đài biết đi của Howl)


Sau khi mệt rã rời vì MononokeSpirited Away, Miyazaki định nghỉ hưu, nhưng cuối cùng ông quay lại với bàn vẽ và thực hiện tác phẩm Howl’s moving castle. Nhân vật chính của phim là cô Sophie, giống với Ashitaka của Mononoke, Sophie bị lời nguyền và phải lên đường tìm cách giải lời nguyền. Phim dựa theo câu truyện cùng tên của nữ văn sĩ Diana Wynne Jones. Phim vẽ rất chi tiết, nhưng theo nhiều lời bình luận là nếu bạn không đọc truyện thì phim sẽ hơi khó hiểu.

Tòa lâu đài của Howl trong phim
Tòa lâu đài của Howl trong phim
Miyazaki nói: “Diana Wynne Jones… Tôi bị bà ấy bỏ bùa. Truyện của bà rất thực tế với các nữ độc giả, nhưng bà chẳng thèm quan tâm tới cái luật lệ của thế giới mình tạo ra. Và những nhân vật nam của bà thì cứ y như chồng bà: kiểu buồn buồn, chỉ im lặng đứng nhìn (cười). Phép thuật trong truyện của bà cũng chẳng theo luật. Nhưng tôi cũng không muốn làm một phim giải thích luật, thế thì khác gì làm game điện tử. Do đó tôi làm một phim bất chấp logic của phép thuật và ai nấy cũng lạc lối!” (Cười).
Nhân vật Sophie trong phim
Nhân vật Sophie trong phim

Chẳng hiểu vì sao mà phim nhận hai luồng phản ứng đối lập hoàn toàn. Có người rất thích phim, có người chẳng hiểu gì hết. Đây là một trải nghiệm kinh khủng. Tôi quá mệt mỏi sau khi làm Mononoke, rồi tôi lại tiếp tục làm ra những tác phẩm khá rối rắm. Thế là tôi nghĩ ‘Mình không thể tiếp tục kiểu làm phim như vậy nữa’. Và đó là lý do tại sao tôi thực hiện Ponyo.”

10. Ponyo, 2010

Giống với truyện nàng tiên cá, Ponyo là con gái thần biển, trốn lên mặt đất chơi, và vì phải lòng cậu bé Sosuke nên Ponyo quyết định biến thành người. Phim có lối vẽ, màu sắc đơn giản như truyện tranh thiếu nhi, như vẫn chi tiết và đặc biệt là rất ấm cúng.
Một cảnh trong Ponyo

Miyazaki nói: “Từ lâu tôi đã muốn làm một bộ phim với mô-típ biển, nhưng hoạt họa để sóng nhìn cho ra sóng rất khó. Nên đến giờ tôi mới làm được. Tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi rời xa trẻ em quá, hãng phim nên quay lại với các bé năm tuổi. Nhưng tôi không thể làm một tác phẩm giống Totoro. Do đó cốt truyện của Ponyo phức tạp hơn chút. Nếu muốn làm một phim ngây thơ, bạn phài làm ngắn. Làm phim quá dài cho trẻ em nhỏ là không nên. Nhưng tôi muốn Ponyo sâu sắc hơn tí, bởi vậy phim này dài 101 phút.”
Cảnh bão biển trong “Ponyo”
Cảnh bão biển trong “Ponyo”

“Cái tôi thích nhất trong Ponyo là phần credit ở cuối phim. Chúng tôi không liệt kê chức vụ hay công việc, mà chỉ có tên của tất cả những ai đã góp công làm ra bộ phim, xếp theo bảng chữ cái Nhật. Có 3 con mèo hoang sống tại studio Ghibli, chúng cũng có tên trong đấy luôn.”
Phần credit ở cuối phim “Ponyo”. Những hình biểu tượng đi kèm theo tên là do đích thân Miyazaki vẽ.
Phần credit ở cuối phim “Ponyo”. Những hình biểu tượng đi kèm theo tên là do đích thân Miyazaki vẽ.

Sources: Soi.com.vn